Phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai - hoả hoạn - ngộc độc

Phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độcNăm học: 2022-2023

Số kí hiệu Số: 159/PA-THLC
Ngày ban hành 29/07/2022
Ngày bắt đầu hiệu lực 29/07/2022
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN CHÂU
Người ký Phạm Thị Kim Tuyến

Nội dung

UBND HUYỆN THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN CHÂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 159/PA-THLC Liên Châu, ngày 29 tháng 7 năm 2022
   
PHƯƠNG ÁN
Dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độc
Năm học: 2022-2023

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 13-KHLT/TĐTN-SGDDT ngày 24/7/2022 của Thành đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030;
          Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 124-KHLT/ĐTN-PGDDT ngày 24/7/2022 của Huyện đoàn và Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai về việc tổ chức các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn huyện Thanh Oai giai đoạn 2022-2030;
Trường Tiểu học Liên Châu xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độc  năm học 2022-2023 với các nội dung như sau:
1. Mục đích
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy có và cách phòng ngừa thiên tai - hỏa hoạn - ngộ độc.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ , giáo viên, nhân viên và học sinh, từ đó thay đổi về hành vi và công tác đảm bảo an ninh an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông. Tiếp tục công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường
2. Yêu cầu
Tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy có và cách phòng ngừa thiên tai - hỏa hoạn - ngộ độc. Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông; kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa; tăng cường ướng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong trường học.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
A.Phương án khi có xảy ra thiên tai hỏa hoạn trong nhà trường
I. Sự cần thiết phải xây dựng phương án:
- Việc lập phương án chữa cháy và cứu hộ – cứu nạn, đặc biệt là phương án sơ tán học sinh khi có sự cố xảy ra nhằm đảm bảo có những tiên liệu, dự báo và chuẩn bị cho đội ngũ nhà trường, học sinh và các lực lượng xã hội biết và cùng nhau tham gia vào quá trình xử lý với mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, hạn chế thấp nhất các thiệt hại về con người, tập trung là đối tượng học sinh.
- Việc sơ tán học sinh thường xảy ra khi nhân viên và học sinh cần phải rời khỏi nhà trường vì một tình huống khẩn cấp. Việc sơ tán học sinh cần nghiên cứu đầy đủ, cẩn thận nhằm đảm bảo toàn bộ học sinh được thoát khỏi đám cháy, học sinh được đưa đến cách ly ở một khu vực an toàn để được quản lý, chăm sóc trong khi chờ xử lý sự cố cháy; chờ giao trả về cho gia đình.
- Việc sơ tán học sinh còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa cháy do hạn chế số học sinh, người nhà của học sinh tụ tập xung quanh trường.
II. Nguyên tắc phân công xử lý:
- Thành viên trong nhà trường phải xác định ưu tiên là việc đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Mỗi người chỉ nhận một việc nhất định trong nhóm, tổ.
- Người phụ trách chính khi vắng mặt phải có người thay thế, kiêm nhiệm (dự phòng theo thứ tự) để điều hành.
- Mỗi thành viên nắm chắc nhiệm vụ của mình và biết nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, trong nhà trường.
*Phương pháp cụ thể:
a. Số liệu giáo viên, học sinh, lớp học:
* Tổng số CB, GV, NV: 37 người
* Trong đó:
+ CBQL: 2 người
+ Giáo viên: 28 người
+ NV Văn phòng: 07 người .
Tổng số học sinh: 20 lớp với 693 học sinh.
* Khối 1: 4 lớp có 124 học sinh; * Khối 2: 4 lớp có 136 học sinh; * Khối 3: 4 lớp có 140 học sinh; * Khối 4: 3 lớp có 135 học sinh; * Khối 5: 5 lớp có 158 học sinh
b. Lực Lượng:
*Trực tiếp chỉ đạo khi có tình huống cháy : Bà Hoàng Thị Minh – Hiệu trưởng
* Thành phần tham mưu hỗ trợ:
- Bà Phạm Thị Kim Tuyến – Phó hiệu trưởng.
* Lực Lượng hỗ trợ:
- Ông Lê Văn Nghĩa – Y tế
- Ông Hoàng Như Tuấn – Nhân viên bảo vệ
- Bà Nguyễn Thị Phương - Bí thư chi đoàn ;
- Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – TPT.
* Lực lượng hỗ trợ bên ngoài, gồm:
- Công an xã  Liên Châu
- Trạm y tế xã  Liên Châu
*Đặc điểm tâm sinh lý chung của học sinh nhà trường:
- Học sinh đến lớp thường chỉ được sinh hoạt chủ yếu trong lớp học hoặc vui chơi dưới sân trường, không hiểu biết vị trí các phòng trong trường.
 - Do chương tình thực hiện theo chủ điểm nên việc dạy cho học sinh những kỹ năng tự vệ khi xảy ra những tình huống nguy hiểm chưa nhiều.
- Học sinh hoàn toàn chưa nhận thức hết được những tình hình nguy hiểm xảy ra xung quanh mình.
IV. Biện pháp sơ tán cụ thể :
- Bước 1. Tổ chức học sinh rời khỏi phòng học di chuyển đến địa điểm tập trung cứu nạn:
+ Người phụ trách khu vực: Là người hướng dẫn học sinh sơ tán tại từng khu vực, họ phải có mặt trước tiên để xử lý hướng dẫn cụ thể tại chỗ và có thể được chỉ định ở lại phía sau chịu trách nhiệm giám sát xem xét các học sinh, giáo viên hay “khách đến” còn ở lại khu vực; phối hợp, điều động thực hiện kế hoạch sơ tán xây dựng tại chỗ cho học sinh theo trong trường hợp khẩn cấp, là người cuối cùng di tản khỏi tòa nhà.
+ Giáo viên đang quản lý lớp phải nắm chắc danh sách chính xác học sinh của lớp có đi học lúc đang xảy ra sự cố. Trước khi ra khỏi lớp, giáo viên có trách nhiệm xem còn học sinh nào ở lại lớp, tại nhà vệ sinh, góc chơi …, cần mang theo túi cứu thương, đóng cửa lớp lại. Khi nghe báo cháy, ổn định trật tự học sinh trong lớp.
+ Yêu cầu học sinh nhanh chóng xếp hàng trật tự trước cửa lớp. Hướng dẫn học sinh cách xử lý để thoát hiểm (tùy theo tình huống cháy lớn hay nhỏ; có khói ngạt hay không), di chuyển ra khỏi lớp theo lối thoát hiểm.
 - Bước 2: Thực hiện tổ chức quản lý học sinh tại địa điểm tập trung cứu nạn ban đầu:
* Người phụ trách: thực hiện nhiệm vụ thông tin đến Phụ huynh và sơ cấp cứu;
          - Ông Lê Văn Nghĩa – Y tế
- Ông Hoàng Như Tuấn – Nhân viên bảo vệ
- Bà Nguyễn Thị Phương – Bí thư chi đoàn
- Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – TPT.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện ổn định tâm lý học sinh. Tổ chức sơ cấp cứu với những học sinh bị sốc tâm lý, phỏng, tai nạn…cho chuyển viện khi trường hợp nặng.
+ Giáo viên quản lý lớp tổ chức kiểm diện học sinh nhằm phát hiện ngay học sinh còn ở lại trong trường. Thông báo liên lạc với Tổ chữa cháy tại chỗ để tìm học sinh bị thất lạc còn ở lại đám cháy trường.
 + Điều quan trọng là người hướng dẫn, quản lý lớp học khi sơ tán phải nắm chắc được danh sách học sinh đi học trong buổi học xảy ra sự cố cháy.
- Bước 3: Quản lý học sinh tại địa điểm tập kết an toàn:
- Tổ chức kiểm diện lại học sinh, rà soát lại toàn bộ số học sinh đang ở tại điểm tập kết, số học sinh chuyển viện, số học sinh thất lạc.
- Theo bố trí của trường, phân chia các phòng để Tổ chức chăm sóc các học sinh giúp các em ổn định tâm lý, sức khỏe. Ưu tiên cho nhóm trẻ nhỏ.
- Bước 4. Quản lý việc giao trả học sinh cho gia đình.
 - Thực hiện các thủ tục theo quy định để đón trẻ theo quy định đầu năm của nhà trường với Cha mẹ học sinh.
- Thông báo đến từng PHHS tời điểm tập kết an toàn để đón trẻ.
- Giáo viên mỗi lớp kiểm tra nhận dạng người thân. Nếu đúng giáo viên quản lý lớp ghi nhận và cho đón trẻ về.
 - Những trường hợp khác giáo viên đề nghị liên hệ với cán bộ quản lý của trường để xem xét.
- Đối với những trẻ phải chuyển viện (nếu có), nhà trường thông báo cho Phụ huynh
B. Phương án khi có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường
I. Mục đích:
- Nhằm bảo đảm cho an toàn các học sinh, tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời;
- Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vào nhà trường.
 - Thông qua việc lập phương án chuyển viện khẩn cấp và quản lý học sinh khi có ngộ độc thực phẩm trong trường học để xác định rõ những điểm nguy hiểm, qua đó đặt ra những tình huống cần xử lý khi có ngộ độc thực phẩm để bố trí lực lượng, phương tiện kịp thời, hiệu quả.
II. Yêu cầu:
 - Thông tin, báo cáo kịp thời: Báo cáo tình hình ngộ độc cho quản lý các cấp để có biện pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.
 - Xử lý tốt sơ cấp cứu tại trường.
 - Xử lý chuyển viện khẩn cấp: huy động phương tiện để chuyển ngay những học sinh bị nhiễm độc nặng đến bệnh viện gần nhất.
 - Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.
 - Nắm chắc danh sách học sinh: có mặt tại trường, học sinh bị ngộ độc chuyển đến từng bệnh viện. Cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho gia đình học sinh về con em họ.
- Hỗ trợ việc tổ chức điều tra của các cơ quan có chức.
 III. Đặc điểm tình hình.
1/ Vị trí của trường:
a/ Vị trí của nhà trường: địa chỉ trường nằm ở xã Bình Minh, gần chợ, , dân cư đông.
b/ Khả năng tiếp cận chuyển viện khẩn cấp: hoạt động dễ dàng để chuyển viện học sinh khẩn cấp.
2/ Thời điểm, dấu hiệu ngộ độc có nguy cơ cao:
- Thời gian thường xảy ra ngộ độc: Sau bữa ăn
- Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm cần báo động: Triệu chứng xảy ra đột ngột đau bụng, ói mữa, nhức đầu, hoa mắt, tiêu chảy sau khi ăn. Có số lượng học sinh bị nặng từ 2 trẻ trở lên.
3/ Nơi tiếp nhận học sinh ngộ độc trong trường:
- Phòng y tế: Có 1 tủ thuốc, và các dụng cụ về y tế.
- Bãi đậu xe cấp cứu: Sân trước cổng trường. Có thể đậu từ 5-10 xe cứu thương .
4/ Số điện thọai cần liên hệ khi có sự cố ngộ độc:
a/ Số điện thọai nội bộ trường
 - Hiệu trưởng : Đ/c Minh 0339346488.
 - Phó Hiệu trưởng: Đ/c Tuyến 0394215497.
b/ Số điện thọai các đơn vị chức năng
 - Trạm y tế xã Liên Châu: 09811614926
 - Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thanh Oai: 0982878023
 - Phòng Giáo dục và Đào tạo: 0912912770
* Xử lý khi có sảy ra ngộ độc trong trường.
1. Trường hợp nhẹ và ít :
 - Giáo viên đưa học sinh đến phòng y tế và báo với gia đình học sinh.
 - Y tế : theo dõi, cho cháu uống nhiều nước để làm loãng độc tố trong thức ăn. Gây nôn để loại bỏ độc tố.
2. Trường hợp nặng, nhiều học sinh mắc:
a. Dự kiến những vấn đề phát sinh khi có học sinh bị ngộ độc trong nhà trường:
- Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường thường có nhiều học sinh bị ngộ độc và sẽ làm tâm lý lây lan ảnh hưởng đến nhiều học sinh khác.
- Nếu không có biện pháp cách ly sớm sẽ xảy ra hiện tượng lây lan và khó phát hiện giữa các em bị nhiễm ngộ độc để có xử lý kịp thời; nhà trường sẽ phải tổ chức đưa tất cả các em vào bệnh viện để cấp cứu, dẫn đến quá tải tại bệnh viện, số lượng học sinh cần khám điều trị quá đông, gây ra tâm lý bất an chung khi phải chờ được khám. Trong khi đó, nếu học sinh bị nhiễm nặng không phát hiện sớm, không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
- Khi có thông tin về học sinh bị ngộ độc, nhiều gia đình học sinh sẽ đến trường gây ra tình trạng hỗn loạn do bức xúc vì cho rằng quản lý của nhà trường yếu kém để xảy ra hiện tượng ngộ độc, sẽ có hành động cực đoan với nhà trường. Gia đình của học sinh nôn nóng tự chở trẻ đi đến bệnh viện, hay hoang mang lo lắng do không biết con em mình đã được chuyển đến bệnh viện nào. Có hiện tượng tràn ngập người vào bệnh viện để chăm sóc theo dõi hoặc tìm con em đang được điều trị.
- Nhà trường, một mặt lo xử lý học sinh bị ngộ độc, mặt khác phải tiếp tục tổ chức quản lý, nhanh chóng ổn định để duy trì hoạt động đảm bảo việc giảng dạy, giữ an toàn, theo dõi, xem xét tình hình với số học sinh còn lại.
 - Nhà trường còn phải làm việc với các cơ quan chức năng nhằm điều tra, xem xét việc xảy ra ngộ độc như cơ quan y tế về phòng dịch, điều tra công an, các cấp thẩm quyền.
 b. Nhiệm vụ quản lý học sinh của nhà trường khi có ngộ độc xảy ra: Vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường lúc này là:
+/ Tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu ngộ độc ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời.
+/ Tổ chức duy trì hoạt động chung, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong nhà trường: Ngăn ngừa việc lo lắng bất an của gia đình sẽ gây hoảng loạn, có những hành động không kiểm soát được, gây mất trật tự, an ninh, tạo điều kiện kẻ gian trà trộn vàovào nhà trường.
+/ Duy trì hoạt động bình thường hàng ngày của nhà trường, chăm sóc, quản lý số học sinh còn ở lại trường.
V. Phân công lực lượng và phương tiện cấp cứu tại chỗ:
1. Phân công lực lượng :
- Điều hành chung : Hiệu trưởng Bà Hoàng Thị Minh Điều hành các lực lượng của nhà trường phối hợp tốt với các đơn vị chức năng. Theo dõi và ghi nhận những báo cáo thông tin từ các cá nhân có liên quan.
- Xử lý sơ cấp cứu tại trường:
+ Y tế: Ông Lê Văn Nghĩa lập danh sách học sinh bị ngộ độc
+ Hiệu phó: Bà Phạm Thị Kim Tuyến.
+ Tổng Phụ Trách: Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng
- Theo dõi những trẻ bị mệt đưa xuống phòng y tế để xử lý, phân loại trẻ bị nhiễm nặng, nhẹ để có tổ chức chuyển viện.
 • Phân công nhân viên trường đi theo xe chở trẻ chuyển viện.
 • Ghi nhận tình hình, báo cáo cho hiệu trưởng và phối hợp tốt cung cấp danh sách trẻ ngộ độc, trẻ chuyển viện cho bộ phận bảo vệ, bộ phận trực thông tin để kịp thời thông báo đến cha mẹ học sinh và các cơ quan chức năng
- Cử GV, NV đưa học sinh chuyển viện cấp cứu:
 + Trạm y tế xã Liên Châu
 + Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai
 + Các nơi khác: (nếu có)
 - Theo dõi tình hình học sinh trên lớp: Giáo viên bộ môn phụ trách lớp.
 - Bảo vệ và giám thị trực theo dõi tình hình an ninh trật tự toàn trường:
VI. Thực hiện:
Giai đoạn 1: Báo động và xử lý sơ cứu học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại trường Chuyển học sinh xuống phòng Y tế: Giáo viên của lớp ghi nhận sổ kiểm diện các hs của lớp được đưa xuống phòng Y tế. Y tế tiếp nhận và xử lý sơ cấp cứu: Phòng Y tế CB Y tế
- Tiếp nhận và ghi vào sổ những học sinh đang sơ cứu, tình hình sức khoẻ ban đầu khi xuống phòng y tế. Tổ chức sơ cấp cứu theo nghiệp vụ, phân loại mức độ nhiễm nặng hay nhẹ. Báo động có ngộ độc thực phẩm trong nhà trường: nhân viên y tế báo cho Hiệu trưởng và xin tăng cường hỗ trợ cấp cứu khi có dấu hiệu trẻ bị ngộ độc nặng, số lượng từ 3 trẻ trở lên.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện phương án giữ an ninh trật tự, chuyển viện cho học sinh Hiệu trưởng phát lệnh báo có ngộ độc thực phẩm trong toàn trường và thực hiện phương án xử lý đã phân công.
Trên đây là là một số phương án xử lý cơ bản khi sảy ra thiên tai hỏa hoạn, ngộ độc trong nhà trường năm học 2022-2023 của Trường Tiểu học Liên Châu đề nghị các cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt các nội dung trên để đạt kết quả cao./.

Nơi nhận:                                                                                                  K.T HIỆU TRƯỞNG
- Các đ/c CBGV, NV( để t/h);                                                                      P. HIỆU TRƯỞNG
- Cổng Thông tin điện tử của Trường;
- Lưu: VT. (Nghĩa, 03b).
                                                                                          

                                                                                                                  Phạm Thị Kim Tuyến
                                                           
 

 File đính kèm

Vun đắp ước mơ
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay638
  • Tháng hiện tại11,844
  • Tổng lượt truy cập464,481
Văn bản mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây